Study Lập Trình

Học lập trình dành cho người mới bắt đầu!

ads

Bài 7. Các thủ tục chuẩn vào ra đơn giản

– Có hai thủ tục thường xuyên làm việc với lập trình Pascal là Write và Read.

1. Lệnh đọc dữ liệu

– Lệnh đọc dữ liệu là lệnh gán giá trị cho biến khi ta nhập từ bàn phím. Có 3 mẫu viết

  ◈ Read(Biến1, Biến2,…, BiếnN); ➺ có thể dùng dấu cách hoặc phím enter để lần lượt nhập dữ liệu cho các biến

  ◈ Readln(Biến1, Biến2,…, BiếnN); ➺ phải dùng phím enter để lần lượt nhập dữ liệu cho các biến

  ◈ Readln; ➺ Bắt máy dừng lại chờ nhấp phím enter thường để làm dừng màn hình cho ta xem kết quả

  ❖ Lưu ý: Không nên dùng lệnh read để nhập dữ liệu cho các biên mà nên nhập bằng lệnh readln vì khi nhập dữ liệu cho các biến bằng lệnh read có thể sẽ dẫn đến tình trạng trôi lệnh (Vì sẽ có một số lệnh không được thực hiện)

2. Lệnh viết dữ liệu ra màn hình

Có 3 mẫu viết:

  ◈ Write(Value1,Value2,…,ValueN); ➺viết các mục ra, con trỏ nằm ở cuối dòng

  ◈ Writeln(Value1,Value2,…,ValueN);➺viết các mục ra, con trỏ nằm ở đầu dòng tiếp theo

  ◈ Writeln;➺ chỉ đưa con trỏ xuống dòng tiếp theo

Trong đó: các value là các biến, hằng, giá trị hay chuỗi ký tự (phải đặt trong cặp nháy đơn). Và dấu ‘ ta xuất bằng cách ghi 2 dấu ”

Viết có quy cách:

– Đối với kiểu số thực: <độ rộng>:<số chữ số thập phân>;

Ví dụ: write(a:4:5);

– Đối với các kiểu dữ liệu khác:<độ rộng>;

Ví dụ: write(b:4);{với b là số nguyên}

  ❖ Kết luận: Nắm được cách sử dụng Write và Read thì việc lập trình trở nên trôi trải hơn. Và là yếu tố căn bản cho người mới bắt đầu!