Study Lập Trình

Học lập trình dành cho người mới bắt đầu!

ads

Bài 6. Phép toán - Biểu thức - Câu lệnh gán

1. Phép toán

a. Phép toán trên kiểu số

Phép toán Ý nghĩa Ví dụ
+ Cộng 10 + 9 -> 19
- Trừ 10 - 9 -> 1
* Nhân 10 * 9 -> 90
/ Chia 10 / 4 -> 2.5
Div Chia lấy phần nguyên 10 div 3 -> 3
Mod Chia lấy phần dư 10 mod 3 -> 1

b. Một số phép toán logic: AND, OR, XOR, NOT.

X Y X OR Y X AND Y X XOR Y NOT X
FALSE FALSE FALSE FALSE FALSE TRUE
FALSE TRUE TRUE FALSE TRUE TRUE
TRUE FALSE TRUE FALSE TRUE FALSE
TRUE TRUE TRUE TRUE FALSE FALSE

2. Biểu thức

– Biểu thức là một phần của câu lệnh bao gồm hằng, biến, hàm liên kết với nhau bằng các phép toán và các dấu ngoặc đơn.

Ví dụ: (-b+sqrt(delta))/(2*a)

– Thứ tự thực hiện các phép toán trong biểu thức:

  1. Biểu thức trong ngoặc đơn

  2. Phép gọi hàm

  3. NOT, –

  4. *, /, DIV, MOD, AND

  5. +, -, OR, XOR

  6. =, <>, <=, >=, <, >, IN

– Quy ước thứ tự ưu tiên:

  + Qui tắc 1: Các phép toán nào có ưu tiên cao hơn sẽ được tính trước.

  + Qui tắc 2: Trong các phép toán có cùng thứ tự ưu tiên thì sự tính toán sẽ được thực hiện từ trái sang phải.

  + Qui tắc 3: Phần trong ngoặc từ trong ra ngoài được tính toán để trở thành một giá trị.

3. Câu lệnh gán

Cú pháp: <ten_bien>:=<bieu_thuc>;

Ví dụ:

  a:=2+1/5;

  b:=1+b/c;

Lưu ý:

  + Khi một giá trị được gán cho biến, nó sẽ thay thế giá trị trước đó của biến đã lưu.

  + Biểu thức ở bên phải và bên trái lệnh gán phải có cùng kiểu dữ liệu.