Study Lập Trình

Học lập trình dành cho người mới bắt đầu!

ads

Bài 2. Các thành phần của ngôn ngữ lập trình Pascal

1. Bộ ký tự, từ khóa, tên

a. Bộ ký tự, ký hiệu

  ◈ 26 chữ cái latin lớn: A,…,Z

  ◈ 26 chữ cái latin nhỏ: a,…,z

  ◈ Dấu gạch dưới: _

  ◈ Bộ chữ số thập phân: 0,…,9

  ◈ Các ký hiệu toán học: +, –, *, /, =, <, >, (, )

  ◈ Các ký hiệu đặc biệt: ., ,, ‘, :, ;, [, ], ?, %, @, |, !, &, #, $, {, }

  ◈ Khoảng trắng - ký tự cách.

b. Từ khóa

- Các từ khoá là các từ dành riêng của Pascal mà người lập trình có thể sử dụng chúng trong chương trình để thiết kế chương trình. Không được dùng từ khoá để đặt cho các tên riêng như tên biến, tên kiểu, tên hàm…
- Một số từ khoá của Pascal gồm:
And External Mod Shr Array File
Nil String Begin For Not Then
Case Function Xor Object To Const
Goto Of Type Constructor If Or
Unit Div Implementation Packed Until Do
In Procedure Uses Downto Inline Program
Var Else Interface Record Virtual End
Label Repeat While Set Shl With

c. Tên

- Tên dùng để đặt cho tên chương trình, hằng, kiểu, biến, chương trình con… Tên được chia thành 2 loại:

  ◈ Tên chuẩn đã được PASCAL đặt trước, chẳng hạn các hàm số SIN, COS, LN,… hằng số PI, kiểu INTEGER, BYTE, REAL…

  ◈ Tên do người dùng tự đặt.
- Quy tắc đặt tên:

  ◈ Dùng bộ chữ cái, bộ chữ số và dấu gạch dưới để đặt tên

  ◈ Bắt đầu bằng chữ cái hoặc dấu gạch dưới ( _ ) sau đó là chữ cái hoặc chữ số.

  ◈ Không có khoảng trống ở giữa tên

  ◈ Không được trùng với từ khoá.

  ◈ Độ dài tối đa của tên là 127 ký tự, tuy nhiên cần đặt sao cho tên gọn và có ý nghĩa.

Pascal không bắt lỗi việc đặt tên trùng với tên chuẩn, nhưng khi đó ý nghĩa của tên chuẩn không còn giá trị nữa => ko nên đặt trùng tên chuẩn.

2. Dấu chấm phẩy và chú thích

- Dấu chấm phẩy ( ; )dùng để ngăn cách giữa các câu lệnh. Sau một câu lệnh phải có dấu chấm phẩy.

Chẳn hạn: Write(‘Nhap so n:’); Readln(n);

- Lời chú thích có thể đặt bất cứ vị trí nào trong chương trình, nhưng phải nằm trong cặp dấu { và } hoặc (* và *).

Ví dụ:

{Day la loi chu thich}

(*Day cung la mot loi chu thich*)